0889283868
ngoc.hoanggiangagri@gmail.com
Số 04 Lê Lai, Lô 90 TT Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng

Tin tức

Những ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp hiện nay

Công nghệ sinh học là được xem là ngành mũi nhọn có nhiều tiềm năng phát triển. Khi nhắc đến công nghệ sinh học, hầu hết người ta chỉ nhớ đến những nghiên cứu y sinh, nhưng bên cạnh đó, các ngành công nghiệp khác và đặc biệt là nông nghiệp cũng vô cùng phát triển. Vậy công nghệ sinh học là gì? Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp trên thực tế như thế nào? Hãy cùng Hoàng Giang Agritech tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Công nghệ sinh học là gì?

Công nghệ sinh học là một ngành nghiên cứu, vận dụng và kết hợp những quy trình kỹ thuật cùng các sinh vật sống để tạo ra sản phẩm, sau đó sản xuất trên quy mô công nghệ. 

Công nghệ sinh học được xem là hướng cần được ưu tiên phát triển, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 

Ứng dụng công nghệ sinh học

Ứng dụng công nghệ sinh học

Tại Việt Nam, các đề án, chương trình về công nghệ sinh học trong lĩnh vực được nông nghiệp đã và đang được triển khai đến các địa phương, tập trung chủ yếu vào các mục tiêu như: tạo ra giống mới nhằm nâng cao chất lượng, năng suất; tạo ra các sản phẩm chăm sóc và bảo vệ cây trồng; các công nghệ bảo quản và chế biến nông sản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. 

Công nghệ sinh học giúp giải quyết những vấn đề trong nông nghiệp, đồng thời cải thiện khả năng bảo vệ môi trường. Ngoài ra, Việt Nam còn là quốc gia chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề. Do đó, ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp là một việc hết sức cần thiết, nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững, đảm bảo nguồn lương thực quốc gia và xuất khẩu. 

Xem ngay: [KINH NGHIỆM] Kế hoạch trồng rau hữu cơ hiệu quả, năng suất cao

Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp 

Mục tiêu ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp của Việt Nam những năm gần đây là tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới, đem lại năng suất, chất lượng cao, có sức chống chọi với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết và có sức cạnh tranh cao. 

Trong trồng trọt

Trong trồng trọt, ứng dụng công nghệ sinh học thường được thực hiện qua các kỹ thuật như cấy mô, kỹ thuật di truyền, kỹ thuật sinh học phân tử.

Phương pháp cấy mô từ lâu đã được các hộ gia đình, các nhà chọn giống sử dụng. Nhưng hiện nay, với kỹ thuật nuôi cấy mô từ ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến, các nhà nghiên cứu có thể sản xuất giống trong phòng thí nghiệm nhanh hơn rất nhiều lần so với phương pháp truyền thống. 

Kết quả cho thấy, khi sử dụng ứng dụng công nghệ sinh học có thể sản xuất đến 130.000 cây hồng, trong khi với phương pháp truyền thống, người dân chỉ có thể sản xuất nhiều nhất 50 cây. 

Ứng dụng trong trồng trọt

Ứng dụng trong trồng trọt

Kỹ thuật di truyền được coi là thành công nhất trong cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Ngành nông nghiệp Việt Nam đạt được những thành tựu nhờ chuyển thể thành công gen lạ vào cây trồng, tạo ra các giống cây mới, có khả năng kháng sâu hại và các thuốc hóa học khác. 

Kỹ thuật sinh học phân tử còn có thể phát hiện những chất độc hại trong quá trình sản xuất, thức ăn hay tại các hệ sinh thái. Kỹ thuật này giúp người nông dân chọn lọc sớm từ phôi hay mầm của những cá thể mang đặc tính có lợi như sức kháng bệnh trong điều kiện đặc biệt, giới tính,... từ đó đem lại hiệu quả cho các lĩnh vực. 

Hiện nay, các giống lúa ngắn ngày, hiệu suất cao đã được đưa vào sản xuất với rất nhiều đặc tính vượt trội như: khả năng chịu rét, nhiều nhánh, cây thấp, ngắn ngày,... 

Xem ngay: Thực phẩm sạch là gì? Lợi ích của thực phẩm sạch đối với con người

Chăn nuôi 

Trong chăn nuôi, các nhà khoa học đã nghiên cứu cải tạo giống, thực hiện nạc hóa đàn lợn, sinh hóa đàn bò.

Ứng dụng công nghệ sinh học được áp dụng để sản xuất tinh, phôi tươi ở quy mô các doanh nghiệp sản xuất nhỏ góp phần tăng nhanh số lượng đàn bò trên cả nước, tăng năng suất sữa ở Việt Nam. 

Ứng dụng trong chăn nuôi

Ứng dụng trong chăn nuôi

Vắc-xin

Công nghệ vi sinh giúp phát triển các loại vacxin trị bệnh cho vật nuôi như vacxin tụ huyết trùng trâu bò, vacxin chữa tả lợn, bộ sinh phẩm chuẩn đoán và định dạng virus lở mồm long móng ở trâu bò do Việt Nam sản xuất có giá chỉ bằng ⅓ nhập ngoại, dễ bảo quản, dễ dùng,...

Nuôi trồng thủy sản 

Bên cạnh trồng trọt và chăn nuôi, công nghệ sinh học cũng được ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản và đạt được nhiều thành tựu. 

Ứng dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Ứng dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Sử dụng các sản phẩm sinh học để kiểm soát hệ vi sinh trong ao, chiếm chỗ của các vi sinh vật gây bệnh, gia tăng sự phân hủy các chất hữu cơ, cải thiện môi trường sinh thái, củng cố hệ miễn dịch của thủy sản. 

Ngoài ra, các biện pháp phòng ngừa dịch hại được triển khai trên khắp cả nước những năm vừa qua giúp giảm lượng thuốc thực vật, giảm ô nhiễm môi trường nước.

Trên đây là một số ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Việt Nam cần chú trọng tăng cường ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả tới nền nông nghiệp qua đó giúp nâng cao năng suất, tạo ra nhiều sản phẩm giá trị, phát triển đất nước. 

Xem ngay: Thuốc trừ sâu thảo mộc là gì? Những điều cần biết

Thông tin liên hệ:

Hotline: 0889283868

Địa chỉ:  SỐ 04 LÊ LAI, LÔ 90 TT LIÊN NGHĨA, ĐỨC TRỌNG, LÂM ĐỒNG

Email: NGOC.HOANGGIANGAGRI@GMAIL.COM